Thiết bị phụ kiện phòng tắm cho người cao tuổi người khuyết tật người yếu thế

09/05/2022

Hiện nay, đời sống của con người ngày một nâng cao toàn diện về mặt thể chất cũng như tinh thần. Để đáp ứng những vấn đề về sức khỏe thì lĩnh vực sản xuất thiết bị vệ sinh không nằm ngoài cuộc. Đối với người bình thường việc sử dụng các thiết bị vệ sinh như bàn cầu, chậu rửa mặt hay bồn tắm...rất dễ dàng nhưng đối với những người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ trong thời kỳ mang bầu, trẻ em, người bị thừa cân, bệnh nhân sau phẫu thuật hay gọi chung là người cao tuổi, người yếu thế…gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn trong việc di chuyển đặc biệt là vấn đề vệ sinh cá nhân một nhu cầu thiết yếu của con người. Từ thực tiễn trên, các nhà sản xuất, thiết kế đã nghiên cứu, sáng tạo và thiết kế ra các thiết bị vệ sinh có mẫu mã, kích thước, hình dạng, công năng phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi, thể trạng sức khỏe trong đó chú trọng tới đối tượng người cao tuổi, người yếu thế.

 Một trong những hãng sản xuất thiết bị vệ sinh tiên phong trong công cuộc sáng tạo, cải tiến thiết bị vệ sinh, các dụng cụ bổ trợ dùng cho nhà vệ sinh người cao tuổi, người yếu thế không thể không nhắc tới hãng COTTO Thái Lan. Cotto Thái Lan đã và đang phát triển các thiết bị hướng đến đối tượng người cao tuổi, người yếu thế mở ra những thách thức và cơ hội mới, đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ cho người cao tuổi, người yếu thế. Với một vài sự điều chỉnh về thiết bị, vật liệu..... dựa trên những nghiên cứu về thói quen, khả năng và kích thước của người cao tuổi, người yếu thế, giờ đây ta đã có các sản phẩm vệ sinh giành cho họ, giúp họ sử dụng thoải mái và dễ dàng hơn bao giờ hết mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Một số tiểu chuẩn thiết kế cần thiết cho nhà vệ sinh người cao tuổi,  người yếu thế:
- Tổng thể không gian: yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất đó chính là vị trí nhà vệ sinh, các thiết bị vệ sinh cần phải lắp đặt ở những vị trí thuận lợi, đảm bảo thuận tiện nhất để người cao tuổi có thể di chuyển. Nhà tắm nên đặt ở những vị trí thuận tiện cho việc đi lại của người già, thường ở những vị trí bên trong hoặc ngay bên cạnh phòng ngủ. Lối đi không có vật cản, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, hệ thống công tắc ánh sáng dễ tìm và dễ với. Lưu ý, độ rộng của cửa phải đủ rộng để vừa với kích thước của một chiếc xe lăn đi qua, hạn chế leo trèo cầu thang.

- Sàn nhà tắm: phòng tắm là nơi thường xuyên ẩm ướt rất dễ xảy ra tình trạng trơn trượt. Vì vậy, khi lựa chọn gạch lát nền nên lựa chọn gạch có khả năng chống trơn tốt, ma sát cao. Bên cạnh đó, cần giữ cho sàn luôn sạch sẽ, khô ráo để tránh trơn trượt đảm bảo an toàn cho người cao tuổi. Đặc biệt, nên lựa chọn gạch ốp tường và gạch lát nền có màu sắc nhẹ nhàng, tránh những màu sắc quá lòe loẹt, nên phối màu tường và lát nền tương phản với thiết bị vệ sinh để giúp người già tránh nhầm lẫn khi sử dụng. 

- Lựa chọn thiết bị vệ sinh

+ Bàn cầu: người cao tuổi thường gặp khó khăn mỗi khi cơ thể đứng lên, ngồi xuống khi sử dụng bàn cầu. Biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là lựa chọn những mẫu bàn có thể lắp đặt cao, thấp dễ dàng sẽ giúp người cao tuổi, người yếu thế sử dụng dễ dàng hơn. Một gợi ý khác đó chính là lựa chọn những sản phẩm bàn cầu điện tử, bàn cầu thông minh, bàn cầu trẻ em … với những tính năng tự động hỗ trợ tối đa người già trong quá trình đi vệ sinh.

+ Chậu rửa mặt: không nên lắp đặt quá cao, khoảng cách từ sàn đến chậu rửa nằm trong khoảng từ 80 đến 90cm là phù hợp nhất.

+ Vòi chậu: nên lựa chọn các sản phẩm vòi dễ sử dụng, tay gạt dễ cầm nắm hoặc cũng có thể lựa chọn vòi chậu cảm ứng. Lắp đặt sản phẩm ở vị trí vừa tầm với, thuận tiện cho việc sử dụng, tắt/mở sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng. 

- Hệ thống tay vịn hỗ trợ quá trình đi vệ sinh: gia chủ nên lắp đặt hệ thống phụ kiện tay vịn trên tường ở những vị trí gần thiết bị vệ sinh để hỗ trợ tối đa người cao tuổi ở những thời điểm như: khi sử dụng xong bồn cầu, ngồi xuống bồn cầu, khi sử dụng sen tắm, bồn tắm, … Những phụ kiện tay vịn này nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, chịu lực cao, làm bằng chất liệu bền bỉ, được gắn vào tường ở độ cao khoảng 1,3m giúp người cao tuổi có thể tựa vào để di chuyển, sử dụng thiết bị vệ sinh dễ dàng hơn. 

- Lắp đặt hệ thống buồng tắm vách kính: không gian buồng tắm vách kính dành cho người cao tuổi cần phải có chiều rộng tối thiểu là 80cm, không nên lắp đặt sản phẩm tránh gây khó khăn cho người già khi di chuyển. Nếu có thể nên thiết kế buồng tắm rộng, đủ chỗ cho 2 người nếu cần hỗ trợ. Đặc biệt, bạn nên thiết kế một chiếc ghế ngồi gắn tường dành riêng cho không gian buồng tắm vách kính. Những vật dụng thiết yếu như sữa tắm, xà bông, dầu gội phải đặt ở những nơi dễ nhìn, trong tầm với.

- Nên lắp đặt hệ thống báo động: để phòng ngừa tối đa những sự cố không mong muốn xảy ra, bạn nên lắp đặt một hệ thống chuông báo trong phòng tắm của người cao tuổi, để phòng trong trường hợp người cao tuổi cần báo hiệu sự cố. Những thiết bị vệ sinh này nên lắp đặt ở những vị trí gần mặt sàn để người cao tuổi có thể báo hiệu mỗi khi gặp vấn đề trục trặc xảy ra. Lưu ý, nên lắp đặt hệ thống này ở những vị trí có thể dễ xảy ra tai nạn để phòng ngừa một cách hiệu quả nhất.

2. Gợi ý một số mẫu thiết kế phòng vệ sinh dành cho người cao tuổi:

Phòng tắm được thiết kế khá đặc biệt, ngoài các thiết bị vệ sinh chính như bàn cầu, chậu rửa mặt, bồn tắm, vách tắm …thì đi liền theo là các phụ kiện hỗ trợ như tay vịn, ghế ngồi tắm…giúp người cao tuổi, người yếu thế trong quá trình đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân được dễ dàng, thuận tiện hơn.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: