Đây là lý do vì sao phòng tắm khách sạn làm bằng kính trong suốt

09/05/2022

Đây là lý do vì sao phòng tắm khách sạn làm bằng kính trong suốt

Các khách sạn hiện nay đều có xu hướng sử dụng kính trong suốt để làm vách ngăn phòng tắm. Thực tế thì ai cũng biết nhưng lý do dẫn đến xu hướng này thì chưa chắc nhiều người đã tỏ.

Có một câu chuyện vui để dẫn vào đề tài này như sau:

Có một ông chủ quyết định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Ông ta cho xây dựng một khách sạn lớn ngay trên mặt một con phố đông đúc.

Đối diện khách sạn của ông ta là một khách sạn mới xây. Điều đáng nói là, bên đó lúc nào cũng đông khách trong khi khách sạn của ông chủ kia thì ngược lại, “vắng như chùa bà đanh”.

Tỏ ra vô cùng khó hiểu, ông ta liền sai nhân viên đóng giả làm khách thuê phòng, sang khách sạn đối diện tìm hiểu nguyên nhân.

Sau khi trở về, anh nhân viên báo cáo lại ông chủ của mình: “Họ chỉ khác ta ở chỗ, họ làm phòng tắm bằng kính trong suốt.”

Nhà tắm trong suốt là xu hướng chung của các khách sạn hiện nay. Lợi ích mà kiểu nhà tắm này đen lại không hề ít. Ảnh minh họa.

Vấn đề nằm ở chính chỗ đó. Tại sao ngày càng có nhiều khách sạn, nhà nghỉ đều làm phòng tắm bằng kính trong suốt, thậm chí còn làm đối diện ngay với giường ngủ?

Hãy đừng vội có suy nghĩ “kém lành mạnh” nhé, bởi lẽ có rất nhiều nguyên nhân chính đáng dẫn đến xu hướng này.

Đầu tiên là từ góc độ thiết kế, thông thường, các phòng ốc bên trong khách sạn đều tương đối nhỏ, vì thế không gian phòng tắm cũng không thể rộng.

Sử dụng kính trong suốt làm vách ngăn sẽ tạo cảm giác diện tích phòng được nới rộng, không bị tù túng như những bức tường truyền thống.

Bằng cách này, khách sạn có vẻ như “ăn gian” thêm được chút không gian, khiến toàn bộ căn phòng trở nên hài hòa, sạch sẽ và điều đó trên thực tế giúp cho người sử dụng phòng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Phòng tắm trong suốt kiểu này là một trong những cách tối ưu không gian phòng ốc. Ảnh minh họa.

Thứ hai, việc chọn kính trong suốt để làm vách ngăn phòng tắm đem đến sự sang trọng, lịch sự và đẳng cấp hơn hẳn những bức tường gạch thông thường. Không những thế, việc cọ rửa phòng tắm cũng dễ dàng hơn.

Thứ ba là vấn đề ánh sáng. Nếu là vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên từ ban công chiếu vào cũng đủ làm sáng phòng tắm trong suốt mà không cần bật đèn điện.

Còn nếu là buổi tối, người sử dụng phòng tắm có thể “dùng ké” ánh đèn điện của cả phòng mà vẫn nhìn thấy mọi thứ một cách rõ ràng. Nhờ cách này, khách sạn sẽ cắt giảm được phần nào chi phí tiền điện hàng tháng.

Không gian mở, khoáng đạt như thế này sẽ khiến người sử dụng khách sạn cảm thấy thực sự thoải mái, dễ chịu trong khi vẫn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho khách sạn. Ảnh minh họa.

Thứ tư, không gian mở của phòng tắm kiểu này, đặc biệt là những phòng tắm đặt cạnh giường ngủ rất phù hợp với các cặp tình nhân, vợ chồng. Có thể nói, đây là yếu tố khách quan “rất đáng yêu” dành cho những cặp đang mặn nồng.

Những ai liên tưởng ngay đến yếu tố “chưa được lành mạnh” sau khi nghe câu chuyện mở đầu phía trên hãy nhớ nhé, đây chỉ là lý do thứ yếu mà thôi. Dù vậy, không thể phủ nhận nó có đủ sức ʜύƫ để tiếp tục kéo các cặp đôi trở lại khách sạn trong những lần sau.

Còn với những ai thích riêng tư, một tấm rèm kín có thể giúp giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, chỉ với một cái kéo tay, không hề ɱấƫ sức.

Rõ ràng, với những lợi ích vô cùng thiết thực với cả khách sạn và người thuê phòng, không có lý do gì để các khách sạn, nhà nghỉ không chạy theo xu hướng mới này.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: